TUYỂN TƯ VẤN TẬP HUẤN VỀ “CHẤM DỨT CÁC HÌNH THỨC TRỪNG PHẠT THỂ CHẤT, TINH THẦN & THÚC ĐẨY KỶ LUẬT KHÔNG BẠO LỰC”

Tên dự án: Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật (AVAC)

Mã hoạt động: 2.1.1

Thời gian, địa điểm: 14-15/03/2024 tại Hà Nội

Tổng số ngày: 1 khóa x 2 ngày/khóa

Đơn vị phụ trách thực hiện: Viện nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD)

Dòng ngân sách: 2.1.1

GIỚI THIỆU

Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật (AVAC)” do Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) điều phối thực hiện từ tháng 1 năm 2023 đến hết tháng 12 năm 2024. Dự án do tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Hồng Kong tài trợ, thông qua tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam. Dự án góp phần cùng Nhà nước và các bên liên quan ở tất cả các cấp thực hiện hiệu quả Quyền Trẻ em, đảm bảo Quyền Trẻ em được thực hiện đầy đủ như đã cam kết. Trong đó, mục tiêu trung hạn là trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật được hỗ trợ bởi các tổ chức xã hội và các bên liên quan để thực hiện quyền tham gia một cách có ý nghĩa và được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực. .

 Trong khuôn khổ của Dự án, năm 2023, để nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội làm về trẻ em, viện MSD đã tổ chức một số khoá tập huấn về “Quyền trẻ em, lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới” và Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đối với trẻ em trong gia đình và nhà trường  cho các tổ chức trong mạng lưới Quản trị quyền trẻ em (CRG) miền Bắc và miền Nam để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ xã hội và nhân viên các tổ chức xã hội về giới, các hình thức bạo lực trên cơ sở giới cũng như các kỹ năng hỗ trợ trẻ phòng và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong gia đình và nhà trường, cũng như lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới.

 Để củng cố và nâng cao hơn nữa năng lực cho nhân viên của các tổ chức xã hội đang làm việc trong lĩnh vực quản trị quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, viện MSD dự kiến tiếp tục tổ chức 01 Khoá tập huấn về “Chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần và thúc đẩy kỷ luật không bạo lực" vào tháng 03/2024 tại Hà Nội.

NỘI DUNG KHÓA TẬP HUẤN

2.1. Nội dung tập huấn

       Chấm dứt trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em (PHP):

  • “Trừng phạt” là gì? Các hình thức trừng phạt trẻ em?  
  • Một số đặc điểm phát triển và nhu cầu của trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau?
  • Tại sao trẻ có những hành vi tiêu cực/ không phù hợp và phản ứng của người lớn?
  • Tại sao trừng phạt không hiệu quả và có hại? Tại sao trừng phạt không hiệu quả nhưng người lớn vẫn dùng?
  • Làm thế nào để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần (công cụ pháp lý, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cha mẹ, cộng đồng,…)?
  • Các hệ thống/ cơ chế bảo vệ trẻ em (nói chung) và bảo vệ trẻ khỏi bạo lực thể chất, tinh thần (nói riêng) tại cộng đồng, nhà trường và khoảng trống/hạn chế

       Giáo dục không bạo lực:

  • “Giáo dục không bạo lực” là gì?
  • Các nguyên tắc/ nền tảng của giáo dục không bạo lực
  • Các phương pháp/cách thức giáo dục trẻ mang tính tích cực
  • Thực hành xử lý tình huống

2.2. Thời gian, địa điểm tập huấn:

  • Tại Hà Nội(dự kiến): Ngày 14-15/03/2024

2.3. Đối tượng tập huấn:  

  • Đối tượng tham dự viên: nhân viên của các tổ chức xã hội/nhóm làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em; cha mẹ, người chăm sóc trẻ; phóng viên, biên tập viên (báo hình, báo viết); giáo viên; thành viên các mạng lưới hỗ trợ người khuyết tật.
  • Số lượng tham dự viên:  30 – 32 người (trong đó có 5 đại biểu ngoại tỉnh ở các tỉnh phía Bắc).

 Cách tiếp cận: 

Khoá tập huấn tiếp cận dựa trên sự thay đổi từ cá nhân sẽ tác động, ảnh hưởng và mang đến sự thay đổi tích cực đến môi trường xung quanh. Do đó, khoá tập huấn được thiết kế với hai phần:

  • Phần 1: Hiểu về sự cần thiết phải chấm dứt trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em.
  • Phần 2:Thay đổi cá nhân – áp dụng phương pháp giáo dục không bạo lực, từ đó tham dự viên có những hành động thiết thực trong cuộc sống và công việc để thay đổi hiện trạng.

2.4. Phương pháp tập huấn:  

Tập huấn sử dụng phương pháp cùng tham gia, lấy người học làm trung tâm, kết hợp đa dạng các kỹ thuật tập huấn như: thảo luận nhóm, chia sẻ ý kiến, hoạt động suy ngẫm, đóng vai, trò chơi, phân tích tình huống, bài tập cho cá nhân và cho nhóm, v.v…

2.5. Chương trình tập huấn:  sẽ trao đổi và thống nhất sau với tư vấn.

KẾT QUẢ MONG ĐỢI

  • 01 khoá tập huấn về “Chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần và thúc đy giáo dục không bạo lực” được thực hiện tại Hà Nội với khoảng 30 người tham dự tập huấn.
  • Sau 02 ngày tập huấn, tham dự viên có thể:

     Về chấm dứt trừng phạt thân thể và tinh thần đối với trẻ em (PHP):

  • Hiểu về đặc điểm phát triển về thể chất, tinh thần và nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi;
  • Hiểu về phương pháp giáo dục mà người lớn đang áp dụng với trẻ cùng với hệ quả của nó;  
  • Hiểu được nguyên nhân của trừng phạt thể chất và tinh thần;
  • Nắm được cácquy định pháp luật quốc tế và trong nước  bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và trừng phạt thể chất, tinh thần;   
  • Thấy rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc chấm dứt hình phạt thể chất và tinh thần với trẻ em.

     Về giáo dục không bạo lực:

  • Biết cách đặt mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dàitrong quá trình dạy trẻ;
  • Nắm được các nguyên tắc/nền tảng của kỷ luật tích cực – giáo dục không bạo lực;
  • Thực hành được một số kỹ năng áp dụng phương pháp giáo dục không bạo lực.

Nắm được phương pháp xử lý tình huống giáo dục trẻ hàng ngày.

4.1. Số lượng tư vấn viên: 01 người

4.2.  Trách nhiệm của giảng viên/tập huấn viên:

  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu tập huấn;
  • Trực tiếp giảng dạy tại tập huấn;
  • Chuẩn bị công cụ đánh giá và thực hiện đánh giá trước và sau tập huấn (phiếu lượng giá đầu và cuối khóa học) để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức và thực hành kỹ năng của học viên, đồng thời đánh giá mức độ đạt được mục tiêu mong đợi của buổi tập huấn;
  • Tiếp thu ý kiến đóng góp của học viên và đưa ra những đề xuất để tiếp tục nâng cao năng lực cho các học viên và cải thiện chất lượng tập huấn cho các khóa tiếp theo;
  • Tổng hợp thông tin, viết báo cáo tập huấn (theo mẫu của Dự án) và gửi cho MSD trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tập huấn.

4.3. Tiêu chí lựa chọn giảng viên/tập huấn viên:

  • Am hiểu về quyền trẻ em, đặc điểm tâm lý của trẻ, luật pháp liên quan đến trẻ em và các nội dung liên quan;
  • Có ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo vệtrẻ em;
  • Có bằng thạc sỹ, tiến sĩ về các lĩnh vực bảo vệ trẻ em, xã hội học, luật, chính sách…
  • Có kinh ít nhất 3 năm nghiệm giảng dạy cho các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội các chủ đề liên quan;
  • Có đề xuất nội dung và phương pháp tập huấn cụ thể, phù hợp với đối tượng tham gia, đa dạng, đảm bảo thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của học viên

4.4.  Yêu cầu sản phẩm đầu ra

  • 01 đề cương giảng dạy chi tiết và 01 chương trình tập huấn
  • 01khoá tập huấn về “Xây dựng chiến lược hoạt động tổ chức để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” được thực hiện tại Hồ Chí Minh cho khoảng 30 người tham dự tập huấn được thực hiện với sự tham gia tích cực và hiệu quả của học viên
  • Các phiếu đánh giá trước và sau khóa học (có thể linh hoạt về hình thức đánh giá nhưng cần lượng giá cụ thể về sự thay đổi của học viên)
  • Các tài liệu tập huấn cho học viên. Các tài liệu có thể được in ấn và sử dụng trong dự án.

01 bản báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến khóa tập huấn và các khuyến nghị đi kèm.

GIẢNG VIÊN/ TẬP HUẤN VIÊN

4.1. Số lượng tư vấn viên: 01 người

4.2.  Trách nhiệm của giảng viên/tập huấn viên:

  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu tập huấn;
  • Trực tiếp giảng dạy tại tập huấn;
  • Chuẩn bị công cụ đánh giá và thực hiện đánh giá trước và sau tập huấn (phiếu lượng giá đầu và cuối khóa học) để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức và thực hành kỹ năng của học viên, đồng thời đánh giá mức độ đạt được mục tiêu mong đợi của buổi tập huấn;
  • Tiếp thu ý kiến đóng góp của học viên và đưa ra những đề xuất để tiếp tục nâng cao năng lực cho các học viên và cải thiện chất lượng tập huấn cho các khóa tiếp theo;
  • Tổng hợp thông tin, viết báo cáo tập huấn (theo mẫu của Dự án) và gửi cho MSD trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tập huấn.

4.3. Tiêu chí lựa chọn giảng viên/tập huấn viên:

  • Am hiểu về quyền trẻ em, đặc điểm tâm lý của trẻ, luật pháp liên quan đến trẻ em và các nội dung liên quan;
  • Có ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo vệtrẻ em;
  • Có bằng thạc sỹ, tiến sĩ về các lĩnh vực bảo vệ trẻ em, xã hội học, luật, chính sách…
  • Có kinh ít nhất 3 năm nghiệm giảng dạy cho các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội các chủ đề liên quan;
  • Có đề xuất nội dung và phương pháp tập huấn cụ thể, phù hợp với đối tượng tham gia, đa dạng, đảm bảo thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của học viên

4.4.  Yêu cầu sản phẩm đầu ra

  • 01 đề cương giảng dạy chi tiết và 01 chương trình tập huấn
  • 01khoá tập huấn về “Xây dựng chiến lược hoạt động tổ chức để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” được thực hiện tại Hồ Chí Minh cho khoảng 30 người tham dự tập huấn được thực hiện với sự tham gia tích cực và hiệu quả của học viên
  • Các phiếu đánh giá trước và sau khóa học (có thể linh hoạt về hình thức đánh giá nhưng cần lượng giá cụ thể về sự thay đổi của học viên)
  • Các tài liệu tập huấn cho học viên. Các tài liệu có thể được in ấn và sử dụng trong dự án.

01 bản báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến khóa tập huấn và các khuyến nghị đi kèm.

PHÍ TƯ VẤN VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN

  • Số lượng tư vấn: 01 người tại Hà Nội.
  • Phí tư vấn: theo thoả thuận.
  • Việc thanh toán sẽ được thực hiện một lần cho mỗi Tư vấnviên bằng phương thức chuyển khoản sau khi công việc được hoàn thành và được MSD nghiệm thu.

LIÊN HỆ

Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ email: officer@msdvietnam.comtrước ngày 10/03/2024.

Hồ sơ gồm: CV, đề xuất chương trình bao gồm nội dung, phương pháp  tập huấn chi tiết và đề xuất cụ thể mức phí tư vấn.

Mọi thông tin cần trao đổi xin liên lạc: Trần Lan Hương- Cán bộ Chương trình Trẻ em và Thanh niên MSD, SĐT: 0964208869, email: officer@msdvietnam.com.

© 2019 Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam). Bảo lưu mọi quyền.