Nguyên cứu

NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH VỀ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ (Câu chuyện của Việt Nam)

Từ năm 2009, qua quá trình Diễn đàn Mở vì Hiệu quả Phát triển, các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) toàn cầu đã cùng nhau phát triển Khung pháp lý quốc tế cho Hiệu quả Phát triển CSOs (Khung DE) – bao gồm bộ 8 Nguyên tắc Istanbul được áp dụng ở cấp quốc gia và bởi các CSOs trên toàn thế giới. Cuộc tham vấn các bên liên quan diễn ra đã dẫn tới sự đồng thuận toàn cầu về Đối tác Busan vì Sự hợp tác phát triển hiệu quả tại Diễn đàn Cấp cao lần 4 (HLF-4) về Hiệu quả viện trợ tổ chức tại Busan vào Tháng 11 -12 năm 2011. Tất cả các đối tác phát triển đã cam kết sẽ thay đổi tư duy và thực hành với sự tập trung hoàn toàn vào việc chuyển dịch từ hiệu quả viện trợ sang tập trung vào hiệu quả phát triển, tức là chú trọng vào những lợi ích thực sự bền vững cho nhóm đối tượng đích – cho người dân (“hiệu quả bền vững và minh bạch cho mọi công dân”, §6). Văn kiện quan hệ đối tác Busan cũng đã công nhận những cam kết gia tăng hiệu quả phát triển và CSOs đóng vai trò dẫn đầu và truyền cảm hứng với việc tuyên bố cam kết về các Nguyên tắc Istanbul về Hiệu quả phát triển và Đồng thuận Xiêm Riệp về Khung Quốc tế vì Hiệu quả Phát triển CSOs (§22)*.

CSOs Việt Nam đã theo sát quá trình Hiệu quả Phát triển, bắt đầu gia nhập từ năm 2010 và đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển bộ Nguyên tắc Istanbul và Khung Quốc tế về Hiệu quả Phát triển. Xác định được điểm yếu trong năng lực chính là khả năng tự lực và tự phát triển dựa trên nền tảng tổ chức dài hạn cũng như các mối quan hệ/hợp tác không chặt chẽ với các đối tác phát triển khác, CSOs Việt Nam cân nhắc việc áp dụng bộ Nguyên tắc Istanbul và Khung Hiệu quả Phát triển như một lựa chọn/ cơ hội tốt cho các CSOs Việt nam đi theo, ứng dụng và phát triển một cách hiệu quả và bền vững hơn. Đây có thể được coi là những công cụ mạnh giúp CSOs phát triển.

Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) là tổ chức tiên phong tham gia điều phối tiến trình thúc đẩy Hiệu quả phát triển cho CSOs Việt Nam từ năm 2010, và từ sau năm 2011 với cam kết của Đồng thuận Siêm Riệp, các Nguyên tắc Istanbul về Hiệu quả phát triển và Văn kiện quan hệ đối tác Việt Nam, MSD đã tiếp tục tham gia xây dựng chiến lược, thúc đẩy, hỗ trợ các CSOs Việt Nam áp dụng và thực hành các cam kết. Hiện tại, MSD đang đóng vai trò đầu mối điều phối quốc gia – Việt Nam và điều phối khu vực ĐÔng Nam Á của Đối tác CSOs vì Hiệu quả phát triển (CPDE)**.

Sau 5 năm cam kết, được đặt hàng từ CPDE, MSD tiến hành nghiên cứu thực hành để đánh giá quá trình CSOs Việt Nam áp dụng bộ Nguyên tắc Istanbul về Hiệu quả
Phát triển và Trách nhiệm giải trình. Đây cũng là báo cáo nghiên cứu đóng góp vào Bản báo cáo chung về kết quả thực hành các Nguyên tắc Istanbul về Hiệu quả phát triển và Trách nhiệm giải trình của Diễn đàn đối tác các tổ chức xã hội dân sự về Hiệu quả phát triển (CSO Partnership for Development Effectiveness – CPDE). Báo cáo này được CPDE sử dụng làm bằng chứng để vận động chính sách cho CSOs, được phát hành trong Diễn đàn cấp cao lần thứ 2 về Đối tác toàn cầu về hợp tác phát triển hiệu
quả (GPEDC).

Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ cung cấp cho Quý độc giả, đặc biệt là các tổ chức xã hội, nhà nước và các đối tác phát triển một cái nhìn tổng thể về bức tranh phát triển và nỗ lực của CSOs Việt Nam trong thực hiện cam kết Busan và thúc đẩy khối các CSOs Việt Nam thực hành tốt Minh bạch và Trách nhiệm giải trình.

Báo cáo được thực hiện gấp rút, và được nghiên cứu, phân tích tổng hợp lần đầu, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp, hỗ trợ và thông cảm từ Quý độc giả.

Trân trọng cảm ơn,

Ths. Nguyễn Phương Linh
Giám đốc MSD (Chủ biên)


* Để biết thêm thông tin về Diễn đàn Mở, Khung Hiệu quả Phát triển và đối tác Istanbul, truy cập website: http://www.cso-effectiveness.org/

** Để biết thêm thông tin chi tiết về CPDE – truy cập: www.csopartnership.org

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab
© 2019 Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam). Bảo lưu mọi quyền.