ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TƯ VẤN KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA TRẺ EM
VỀ DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (SỬA ĐỔI)
 

I. Bối cảnh

Bạo lực gia đình nói chung là vấn nạn chung của toàn xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Để phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, trong thời gian qua, các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục, truyền thông, vận động chính sách để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thúc đẩy việc ban hành mới và thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các nhóm yếu thế khác trong xã hội.
Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) được ban hành từ năm 2007, sau hơn 12 năm thực hiện đã bộc lộ khá nhiều bất cập. Chính vì vậy, ngày 25/5/2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1661/QĐ-BVHTTDL về kế hoạch xây dựng dự án Luật PCBLGĐ (sửa đổi) nhằm hoàn thiện chính sách và tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong thi hành pháp luật về PCBLGĐ, bảo vệ quyền cơ bản và đảm bảo bình đẳng giữa các thành viên gia đình, bao gồm bình đẳng giới; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ. Dự thảo Luật sẽ trình Chính phủ vào tháng 11/2021 và trình Quốc hội để thông qua vào năm 2022.
Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo mong đợi nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những người thuộc đối tượng điều chỉnh trực tiếp của Luật như trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ… để bảo đảm các quy định được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới sẽ khắc phục được những bất cập của Luật PGBLGĐ hiện hành, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hiệu quả các hành vi BLGĐ, hỗ trợ người bị bạo lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác PCBLGĐ. Chính vì vậy, MSD dự kiến phối hợp với các tổ chức thành viên Mạng lưới quản trị quyền trẻ em (CRG) thực hiện một cuộc khảo sát/tham vấn lấy ý kiến của trẻ em về dự thảo Luật PCBLGĐ sửa đổi với các nội dung cụ thể như sau.

II. Mục đích tham vấn
– Tạo cơ hội cho trẻ em được tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật PCBLGĐ sửa đổi.
– Giúp cho Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật PCBLGĐ sửa đổi thu nhận được ý kiến góp ý của trẻ em để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và phù hợp của văn bản Luật.
– Đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị với Ban soạn thảo, Tổ biên tập để hoàn thiện dự thảo Luật PCBLGĐ trước khi trình Quốc hội thông qua.

III. Thời gian, địa điểm
– Thời gian: trong tháng 8/2021.
– Địa điểm: online, Hà Nội, Hà Giang, Điện Biên,….

IV. Nội dung, đối tượng, cách thức tham vấn và kết quả mong đợi
1. Nội dung tham vấn
Các quy định trong dự thảo luật PCBGĐ, đặc biệt là các quy định có liên quan tới trẻ em, cụ thể:
– Những quy định chung (giải thích từ ngữ, nguyên tắc PCBLGĐ…)
– Hòa giải trong PCBLGĐ.
– Các biện pháp can thiệp, bảo vệ, hỗ trợ, người bị bạo lực gia đình và người tham gia PCBLGĐ.
– Các biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
2. Đối tượng tham vấn ý kiến
– Trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi, bảo đảm tính đại diện về vùng miền, giới tính, tình trạng khuyết tật,…
– Số lượng dự kiến: 2.000 – 3.000 trẻ.
3. Cách thức tham vấn
– Chuyển thể nội dung dự thảo Luật PCBLGĐ sang dạng thân thiện với trẻ em.
– Tham vấn bằng bảng hỏi online với đối tượng trẻ em.
– Tham vấn trực tiếp (thảo luận nhóm) với trẻ em: dự kiến khoảng 3 – 5 cuộc thảo luận nhóm.
4. Kết quả mong đợi
01 báo cáo kết quả tham vấn trẻ em về dự thảo Luật PCBLGĐ được xây dựng và gửi tới Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật PCBLGĐ sửa đổi, trong đó bao gồm:
– Những phát hiện nổi bật từ đợt tham vấn ý kiến (7 – 10 phát hiện).
– Kết quả tham vấn ý kiến về những nội dung của dự thảo Luật PCBLGĐ có liên quan tới trẻ em (tổng hợp, phân tích thành tỷ lệ %, thể hiện dưới dạng sơ đồ, biểu bảng…)
– Những đề xuất, khuyến nghị với Ban soạn thảo, Tổ biên tập để hoàn thiện dự thảo Luật PCBLGĐ trước khi trình Quốc hội thông qua (5 – 7 khuyến nghị).

V. Tiêu chí lựa chọn, trách nhiệm và số ngày làm việc của tư vấn
1. Tiêu chí lựa chọn tư vấn
Tư vấn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Am hiểu về quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em và phòng chống bạo lực gia đình;
– Có chuyên môn về luật, nghiên cứu xã hội học.
– Có kinh nghiệm chuyển thể văn phong luật/ xã hội học sang ngôn ngữ thân thiện với trẻ em là một lợi thế
– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng chính sách pháp luật, nghiên cứu khảo sát; thành thạo phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, phân tích số liệu và viết báo cáo.
– Nắm được các nguyên tắc bảo vệ trẻ em và có kỹ năng làm việc với trẻ em.
– Có kinh nghiệm làm việc với trẻ em là một lợi thế
2. Nội dung công việc và số ngày làm việc của tư vấn

STT

Công việc

Kết quả đầu ra

Số ngày làm việc

1

Chọn lọc các nội dung trong dự thảo Luật PCBLGĐ sửa đổi để tham vấn ý kiến của trẻ em.

01 bản liệt kê các nội dung của dự thảo Luật PCBLGĐ sửa đổi có liên quan tới trẻ em để lấy ý kiến góp ý

1

2

Xây dựng bản giới thiệu tóm tắt về dự thảo Luật PCBLGĐ sửa đổi theo hình thức thân thiện với trẻ em.

Tài liệu giới thiệu tóm tắt về dự thảo Luật PCBLGĐ sửa đổi được biên tập và thiết kế theo hình thức thân thiện với trẻ em

2

3

Xây dựng bảng hỏi trực tuyến và hướng dẫn thảo luận nhóm về các nội dung cần tham vấn

– 01 bảng câu hỏi trực tuyến dành cho trẻ em

– 01 hướng dẫn thảo luận nhóm trẻ em.  

2

4

Thu thập dữ liệu

– Bảng hỏi trực tuyến được đăng tải và chia sẻ với các bên liên quan để thu thập ý kiến của trẻ em. (MSD và CRG hỗ trợ trong việc thu thập ý kiến của trẻ bằng bảng hỏi trực tuyến).

– 3-5 cuộc thảo luận nhóm với trẻ em được thực hiện

3

5

Xử lý dữ liệu khảo sát

01 bảng dữ liệu khảo sát được xử lý và phân tích theo các trường thông tin

2

6

Tổng hợp thông tin, xây dựng báo cáo kết quả tham vấn

Dự thảo 1 của báo cáo tham vấn được xây dựng

5

7

Chỉnh sửa dự thảo báo cáo theo góp ý của các bên liên quan

Dự thảo 1 được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các bên liên quan

2

 

 

Tổng số:

17

IV. Phí tư vấn và hình thức thanh toán
– Phí tư vấn: theo thoả thuận
– Việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng phương thức chuyển khoản sau theo các đợt hoàn thành công việc trên cơ sở thỏa thuận ở bước đàm phán hợp đồng.

VI. Cấp báo cáo và người liên hệ
– Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ email: vf.manager@msdvietnam.org trước ngày 13/8/2021.
– Hồ sơ gồm:
+ CV của tư vấn.
+ Đề xuất cụ thể mức phí tư vấn (tính theo ngày, đã bao gồm Thuế thu nhập cá nhân).
+ Đề xuất 2 – 3 nội dung trong dự thảo Luật PCBLGĐ cần tham vấn ý kiến trẻ em và ví dụ về một số câu hỏi tham vấn về nội dung đó.
– Tư vấn sẽ làm việc và báo cáo trực tiếp với Quản lý Dự án MSD; Email: vf.manager@msdvietnam.org – Điện thoại: (024) 62769056

© 2019 Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam). Bảo lưu mọi quyền.