CƠ HỘI TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ

“THÀNH PHỐ AN TOÀN, THÂN THIỆN VỚI EM GÁI

CÙNG CUỘC THI SÁNG TẠO VIDEO: “NGƯNG ĐỔ LỖI #STOPVICTIMBLAMING”  

Nằm trong khuôn khổ dự án “Thành phố An toàn, thân thiện với em gái”, Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) phát động chiến dịch sáng tạo video dành cho những nhà sáng tạo nội dung trẻ (Content Creators) trên nền tảng TikTok.  

Đây là cơ hội để các nhà sáng tạo nội dung trẻ  bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình nhằm lên tiếng chấm dứt hiện tượng Victim Blaming (đổ lỗi cho nạn nhân) của vấn nạn quấy rối hoặc xâm hại tình dục, góp phần chấm dứt các hành vi quấy rối tình dục trong xã hội và đặc biệt trên môi trường mạng hiện nay.   

Tham gia cuộc thi, các nhà sáng tạo trẻ sẽ chấp cánh cho những ý tưởng của mình lan toả rộng rãi tới công chúng và rất nhiều phần quà hấp dẫn đang chờ đón bạn ở phía trước. Chúng mình chào đón các nhà sáng tạo nội dung trẻ có thể cùng tham gia cuộc thi sáng tạo video này trên nền tảng TikTok và không giới hạn các hình thức thể hiện cho sản phẩm của mình, vậy nên hãy chắp bút ý tưởng của mình ngay lúc này nhé! 

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

– Nâng cao nhận thức cho cộng đồng đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên trong việc phòng ngừa và ứng phó với các hành vi quấy rối/xâm hại tình dục phụ nữ và em gái trên phương tiện công cộng và các địa điểm công cộng

– Chấm dứt các hành vi và quan niệm đổ lỗi cho nạn nhân bị quấy rối và xâm hại, xoá bỏ các khuôn mẫu giới, định kiến giới, hướng tới xây dựng một cộng đồng an toàn, thân thiện cho tất cả mọi người.

– Tạo ra một sân chơi để thanh, thiếu niên,đặc biệt là các nhà sáng tạo nội dung trẻ được tham gia, thể hiện và phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp vào việc xây dựng thành phố và cộng đồng an toàn, thân thiện, thúc đẩy bình đẳng giới.

2. ĐỐI TƯỢNG

Đây là cuộc thi dành cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok không phân biệt tuổi tác, giới tính hay vùng miền.

3. NỘI DUNG

Người tham gia thực hiện một video clip dài không quá 3 phút để truyền tải các thông điệp về chủ đề Victim Blaming (Đổ lỗi cho nạn nhân) của vấn nạn quấy rối và xâm hại tình dục theo gợi ý như sau:

1. Victim Blaming là gì? Vì sao Victim Blaming càng ngày càng trở nên phổ biến?

2. Những biểu hiện phổ biến của Victim Blaming (đề cập đến những câu nói: “Mặc vậy bảo sao”, “Sao không biết phản kháng lại” “Mặc hở hang vậy nên bị là đúng rồi”…)

3. Tại sao luôn là nạn nhân bị Victim Blaming? Tại sao phụ nữ dễ là đối tượng bị Victim Blaming (đề cập đến quần áo, lời nói, cách ứng xử)

4. Chia sẻ những cảm xúc/trải nghiệm khi chứng kiến những vụ việc Victim Blaming

5. Chúng ta có thể làm gì để trợ giúp các nạn nhân bị Victim Blaming?

(*) Victim Blaming: hay còn gọi là Đổ lỗi cho nạn nhân có thể định nghĩa là lời nói, hành động, cách đối xử của một người với nạn nhân, nhằm trực tiếp thể hiện hoặc ngụ ý các hành động làm hại hay ảnh hưởng tiêu cực đến nạn nhân như tấn công, lạm dụng, quấy rối tình dục là hệ quả của những gì mà nạn nhân đã gây ra trong quá khứ. Thay vì quy trách nhiệm cho thủ phạm, những người đổ lỗi cho nạn nhân lại quy vào chính nạn nhân và cho rằng họ xứng đáng phải chịu điều đó.

4. HÌNH THỨC THỂ HIỆN

Tùy chọn và linh hoạt theo ý tưởng của người thực hiện: thuyết trình, chia sẻ kiến thức, phỏng vấn, phóng sự, kể chuyện, đóng kịch,…

5. TIÊU CHÍ

– Ngôn ngữ của video: Tiếng Việt, có thể sử dụng một số từ ngữ bằng tiếng Anh nếu cần thiết cho nội dung.

– Thí sinh tham gia cần nộp bài qua đường link: https://forms.office.com/r/34k8HqDYJw Các sản phẩm không đăng ký qua đường link sẽ không được tính là hợp lệ. 

– Cần phải sử dụng đầy đủ các hashtag của chiến dịch bao gồm:  #Ngưngđổlỗi #StopVictimBlaming #SaferCitiesForGirls #MSDVietnam

– Video dự thi cần để ở chế độ Công khai (Public).

– Sản phẩm chưa từng tham gia và đoạt giải tại bất kì một cuộc thi nào.

– BTC không chịu trách nhiệm xử lý tranh chấp về quyền tác giả hoặc những quyền lợi liên quan hay phát sinh đối với các tác phẩm đoạt giải.

– Tham khảo thêm các quy định về hình thức, nội dung và tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok tại đây: https://www.tiktok.com/community-guidelines?lang=vi-VN 

6. THỜI GIAN TRIỂN KHAI CUỘC THI

Thời gian phát động: 06.03.2023 -20.03.2023

Thời gian nộp sản phẩm: 06.03.2023 – 24.03.2023

Thời gian công bố (dự kiến): 31.03.2023

7. GIẢI THƯỞNG

Cơ cấu giải thưởng gồm 2 giải chính: 

– Giải thưởng yêu thích nhất: dành cho bạn đạt được lượt tương tác và Views cao nhất tính đến ngày 25/3/2023. 

– Giải ý tưởng độc đáo: dành cho 5 bạn được BTC chấm điểm với nội dung độc đáo nhất. 

Phần quà 

– Giải thưởng yêu thích nhất: Trở thành Đại sứ “Thành phố An toàn, thân thiện với em gái” và cơ hội được tham gia đại diện chia sẻ tại các diễn đàn Thanh niên của MSD cùng các đối tác tổ chức. 

– Giải ý tưởng độc đáo: Trở thành Đại sứ “Thành phố An toàn, thân thiện với em gái”và nhiều phần quà giá trị đến từ BTC. 

——————————————————

LIÊN HỆ:

(Ms) Trần Thị Hải Yến – Cán bộ Chương trình – Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)

ĐC: Phòng 1007, 17T9 Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội

Phone: (024) 62 769 056

 
© 2019 Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam). Bảo lưu mọi quyền.