Tin tức

HỘI THẢO: PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI – DÀNH CHO BÁO CHÍ

Chiều ngày 19.04.2022 tại Hà Nội, Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) đã tổ chức Hội thảo – Tập huấn Phòng chống bạo lưc trên cơ sở giới dành cho báo chí với chủ đề “Khi từ ngữ có chân: Quan điểm nào cho báo chí?” Sự kiện được sự hỗ trợ tài chính từ tổ chức Plan International tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án “Thành phố an toàn và thân thiện với em gái”.

Chương trình có sự tham dự của hơn 30 nhà báo, phóng viên tại Hà Nội

 

Với phần chia sẻ của các diễn giả bao gồm Nhà báo Hoàng Minh Trí (Cu Trí), TS Hoàng Tú Anh – Chủ tịch GBVNET, TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng ISDS, Bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc CSAGA, Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD, 32 nhà báo, phóng viên tham dự đã được cung cấp những thông tin, kiến thức về nhận diện bạo lực tình dục, các nguyên tắc áp dụng nhạy cảm giới và tiếp cận dựa trên quyền khi truyền thông. Các diễn giả cũng chia sẻ những kĩ năng, kinh nghiệm để áp dụng các nguyên tắc này trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo nhiệm vụ thông tin, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đồng thời cũng hạn chế tối đa những tổn thương cho nạn nhân.

Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD, thành viên Ban điều hành GBVNET phát biểu khai mạc

 

 

Nhà báo Hoàng Minh Trí (Cu Trí) chia sẻ câu chuyện, trải nghiệm của bản thân khi viết về vấn đề bạo lực, xâm hại tình dục và khẳng định “Sức mạnh của báo chí là sự lên tiếng”.

 

Phóng viên tham dự đặt câu hỏi cho nhà báo Hoàng Minh Trí

 

TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) chia sẻ về cách thức Nhận diện bạo lực tình dục: các khái niệm và số liệu nghiên cứ, thực trạng trên thế giới và Việt Nam,…

 

Bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng về nhạy cảm giới khi truyền thông về phòng ngừa quấy rối, xâm hại

 

Phóng viên đặt câu hỏi cho các diễn giả

 

Bà Vân Anh gợi ý 1 số điều cần lưu ý để tránh định kiến giới như: Lựa chọn nhân vật (chủ thể, chuyên gia hoặc nhân chứng) cần đảm bảo sự cân bằng giới; Tránh sử dụng những từ gây định kiến; Tránh mặc định, “đóng hộp”, “dán nhãn” một loại phẩm chất, đạo đức là thuộc tính riêng của một giới nào đó,…

 

 

TS Hoàng Tú Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Chủ tịch GBVNET chia sẻ nội dung: Viết về bạo lực tình dục từ cách tiếp cận dựa trên quyền

 

Phóng viên tham dự đặt câu hỏi cho các diễn giả

 

TS Tú Anh chia sẻ một số vấn đề cần tránh: Hỏi câu chuyện rất chi tiết, hỏi nhiều lần, Để tên đầy đủ, hình ảnh người bị bạo lực trong bài viết, Đưa thông tin khi chưa hỏi lại ý kiến của nạn nhân, Viết lại không chính xác trải nghiệm, trích dẫn không chính xác câu nói của người bị bạo lực, Cho rằng nạn nhân đã có thể tránh được nếu làm khác, cố gắng hơn,…

 

Các thành viên Ban điều hành GBVNET

 

Là thành viên tích cực của GBVNET, trong thời gian tiếp theo, Viện MSD sẽ tiếp tục nỗ lực phối hợp cùng Mạng lưới thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về phòng ngừa quấy rối, xâm hại, bạo lực tình dục.

 

 

Những hình ảnh được ghi lại ở buổi Hội thảo
© 2019 Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam). Bảo lưu mọi quyền.