Tuyển dụng

Hỗ trợ trẻ em thu thập số liệu và xây dựng khuyến nghị chính sách về tiến độ thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội của huyện Đông Anh

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
HỖ TRỢ TRẺ EM THU THẬP SỐ LIỆU VÀ XÂY DỰNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH

1. Bối cảnh

  • Khoản 1, Điều 28, Chương II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thuộc Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
  • Khoản 1, Điều 4, Chương I Những quy định chung của Luật thanh niên ban hành năm 2020 quy định: Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời,
  • Khoản 3, Điều 13, Chương II Trách nhiệm của thanh niên của Luật này cũng ghi rõ thanh niên chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
  • Khoản 5, Điều 5, Chương I Những quy định chung của Luật trẻ em ban hành năm 2016 quy định: Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, ngành và địa phương.

Trên địa bàn huyện Đông Anh, tổ chức Plan International và Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng đã hỗ trợ các trường THCS và THPT thành lập 27 Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi (COC) nhằm: Thu hút sự tham gia chủ động và có ý nghĩa của các bạn trẻ trong việc tạo ra các thay đổi tích cực về thái độ, nhận thức và hành vi ứng xử trong việc xây dựng cộng đồng an toàn và không bạo lực giới; Tạo dựng mạng lưới các bạn trẻ tiên phong trong việc xây dựng cộng đồng an toàn và không bạo lực giới.
Trong năm 2021, nhằm hỗ trợ chính quyền huyện Đông Anh xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách liên quan tới thanh, thiếu niên đồng thời hỗ trợ các bạn thanh, thiếu niên tham gia góp ý cho các chương trình, chính sách, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp cùng Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng (Light) và Tổ chức Plan International Việt Nam có kế hoạch tuyển chọn tư vấn thực hiện hỗ trợ thanh thiếu niên tại Đông Anh tiến hành khảo sát và xây dựng bản khuyến nghị góp ý chính sách, dựa trên bộ công cụ Cơ chế phản hồi thân thiện với trẻ em do Tổ chức Plan International biên soạn.

2. Mục tiêu của hoạt động bao gồm
2.1. Rà soát các chương trình, chính sách liên quan đến thanh, thiếu niên hiện đang được triển khai trên địa bàn huyện Đông Anh và xác định một số nhóm vấn đề trọng điểm liên quan đến thanh, thiếu niên năm 2021.
2.2. Rà soát, lựa chọn và hiệu chỉnh một/một số công cụ phù hợp từ bộ tài liệu Cơ chế phản hồi thân thiện với trẻ em . (Bộ công cụ gốc sẽ cung cấp cho tư vấn được lựa chọn) (*)
2.3. Tập huấn cho trẻ em về bộ công cụ nêu trên và hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật cho trẻ em để tiến hành hoạt động khảo sát thu thập dữ liệu về các nhóm vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
2.4. Xây dựng báo cáo và bản khuyến nghị chính sách từ kết quả khảo sát nêu trên để chia sẻ cho chính quyền địa phương hướng tới vận động sửa đổi/cải thiện Thiết lập các nhóm phản hồi thân thiện tại huyện Đông Anh và tổng hợp thông tin báo cáo.

(*) Bộ tài liệu Hướng dẫn và Công cụ thực hiện Cơ chế Phản hồi Thân thiện với trẻ em trong hoạt động nhân đạo. Tài liệu nhằm hỗ trợ Plan International và các đối tác trong xây dựng và củng cố các cơ chế phản hồi thân thiện trong triển khai các hoạt động nhân đạo. Hướng dẫn đưa ra các bước cụ thể cũng như những công cụ để giúp các nhóm thiết kế và triển khai cơ chế phản hồi thân thiện với trẻ em, thanh niên và người dân. Tài liệu được chia làm hai phần: Phần 1: Giới thiệu những khái niệm cơ bản về trách nhiệm giải trình và cơ chế phản hồi trong các hoạt động nhân đạo của Plan International. Phần 2: Cung cấp những hướng dẫn cụ thể về cách thiết kế và thực hiện một cơ chế phản hồi thân thiện với trẻ em. Kèm theo tại liệu là 20 công cụ để có thể sử dụng trong quá trình thu thập các phản hồi của trẻ em. Tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt và cần điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương và thực tế hoạt động

3. Yêu cầu sản phẩm đầu ra
– Bộ công cụ để thanh thiếu niên có thể sử dụng để khảo sát và thu thập thông tin
– Một khóa tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật về việc sử dụng bộ công cụ và khảo sát và thu thập thông tin theo mục tiêu và các nhóm vấn đề liên quan đến các chương trình, chính sách trọng điểm.
– Một báo cáo kết quả thu thập phản hồi thân thiện với trẻ em về các chương trình, chính sách liên quan tới thanh, thiếu niên.
– Một bản tóm tắt khuyến nghị dựa trên kết quả thu thập phản hồi thân thiện các chương trình, chính sách liên quan tới thanh, thiếu niên.

4. Đối tượng phản hồi: Các chương trình, chính sách liên quan tới thanh, thiếu niên được triển khai tại huyện Đông Anh.

5. Đối tượng tham gia:
– Các thành viên Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi trên địa bàn huyện Đông Anh.
– Thanh, thiếu niên trên địa bàn huyện Đông Anh.
– Giáo viên các trường có CLB COC.
– Lãnh đạo huyện Đông Anh và một số xã trên địa bàn huyện.
– Các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cấp xã.

6. Khung thời gian dự kiến:

7. Yêu cầu và trách nhiệm của tư vấn/nhóm tư vấn/công ty (sau đây gọi chung là tư vấn):
a) Tiêu chí lựa chọn tư vấn:
– Có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về nghiên cứu và xây dựng công cụ nghiên cứu, khảo sát trong lĩnh vực chính sách, luật pháp
– Am hiểu về quyền trẻ em và thanh niên, đặc biệt là nhóm quyền tham gia;
– Có bằng thạc sỹ và 6-10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chính sách công, quyền trẻ em, bình đẳng giới, công tác xã hội hoặc các ngành khoa học có liên quan hoặc có bằng tiến sỹ với 4-8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nêu trên;
– Có kinh nghiệm làm việc về và giảng dạy về vận động chính sách;
– Có kinh nghiệm làm việc với trẻ em và kỹ năng tập huấn cho trẻ em, thanh, thiếu niên;
– Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội và với chính quyền cơ sở là một lợi thế;
– Sáng tạo, cẩn thận trong công việc;
b) Trách nhiệm của tư vấn:
– Chuẩn bị chương trình, nội dung, kế hoạch triển khai đạt các mục tiêu và kết quả mong đợi nêu trên;
– “Địa phương hóa” bộ công cụ cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam (hiệu chỉnh từ bộ công cụ sẵn có của Plan Quốc tế)
– Xây dựng chương trình, chính sách trong khuôn khổ khảo sát để xây dựng báo cáo, khuyến nghị chính sách.
– Trực tiếp giảng dạy tại lớp tập huấn cho thanh, thiếu niên tại Đông Anh;
– Chuẩn bị công cụ và thực hiện đánh giá trước và sau tập huấn (phiếu lượng giá trước và sau khoá học);
– Tiếp thu ý kiến đóng góp của Ban tổ chức, học viên và đưa ra những gợi ý để tiếp tục nâng cao năng lực cho các học viên viên cũng như cải thiện chất lượng hoàn thiện bộ công cụ;
– Hỗ trợ kỹ thuật để học viên tiến hành sử dụng bộ công cụ để tiến hành khảo sát.
– Tổng hợp thông tin, xây dựng báo cáo khảo sát và bản khuyến nghị chính sách phản ánh đánh giá thực chất của thanh, thiếu niên về các chương trình, chính sách liên quan tại Đông Anh.

8. Quản lý:
Tư vấn sẽ làm việc trực tiếp với Quản lý dự án; hợp tác chặt chẽ với đội ngũ cán bộ dự án và các thành viên có trách nhiệm khác của Ban quản lý dự án và có trách nhiệm báo cáo kết quả với Ban quản lý dự án.

9. Phí tư vấn và hình thức thanh toán:
Phí tư vấn do MSD chi trả trong khuôn khổ Dự án“Thành phố an toàn, thân thiện với em gái”.
Lộ trình thanh toán do hai bên thoả thuận và thống nhất.

10. Liên hệ:
– Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ email: edu.manager@msdvietnam.org trước ngày 12/12/2021.
– Hồ sơ gồm: CV/hồ sơ năng lực, đề xuất kế hoạch triển khai chi tiết và đề xuất cụ thể mức phí tư vấn (theo ngày).

© 2019 Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Vietnam). Bảo lưu mọi quyền.