“Con gái khi đi ra ngoài sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn so với con trai; Tôi không lo lắng về con trai vì con trai dũng cảm hơn con gái và con gái yếu đuối hơn con trai” (Chia sẻ của 1 phụ huynh theo Báo cáo Khảo sát An toàn của em gái ở nơi công cộng và trên phương tiện công cộng của Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện năm 2014)
Hiện nay MSD đang thực hiện dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” do tổ chức Plan International tài trợ, hướng đến việc phòng chống quấy rối, xâm hại trẻ em gái và phụ nữ trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà chờ xe bus, địa điểm công cộng, đồng thời khuyến khích nạn nhân và người chứng kiến lên tiếng tố cáo các hành vi này.
– Thời gian: từ tháng 9.2020 đến tháng 6.2023
– Đơn vị tài trợ và phối hợp: Tổ chức Plan International
– Mục tiêu dự án:
▪︎ Các em trai, em gái và nhóm LGBTIQ+ có các thái độ, hành vi phù hợp với bình đẳng giới và quyền trẻ em gái
▪︎ Các nhóm thanh niên mang tính chuyển biến giới hợp tác hiệu quả với tổ chức xã hội dân sự để góp phần xây dựng thành phố an toàn, thân thiện
▪︎ Cha mẹ/người chăm sóc hỗ trợ và hành động để nâng cao vấn đề an toàn của em gái ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông
▪︎ Các đơn vị chính quyền quận huyện, thành phố và trung ương tham gia và cùng hành động để nâng cao vấn đề an toàn của trẻ em gái ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng
▪︎ Cán bộ nhân viên GTVT ủng hộ vấn đề an toàn của em gái khi sử dụng xe buýt
– Các hoạt động nổi bật của dự án:
▪︎ Tổ chức các buổi tập huấn dành cho thanh thiếu niên, phóng viên, giáo viên, cán bộ nhân viên GTVT về bình đẳng giới, nhạy cảm giới và bạo lực giới.
▪︎ Thu thập số liệu để thực hiện đánh giá việc thực hiện các chương trình chính sách ở trung ương và địa phương
▪︎ Tổ chức các sự kiện truyền thông
▪︎ Thực hiện video clip, phim hoạt hình mang thông điệp của dự án
▪︎ Tổ chức buổi tham vấn với thanh thiếu niên về các chương trình và chính sách liên quan
– Kết quả dự kiến:
▪︎ Tổ chức được 54 lớp tập huấn cho các em trai, em gái và nhóm LGBTIQ+; 2 lớp tập huấn cho 50 phóng viên về bình đẳng giới và nhạy cảm giới trong truyền thông; 15 lớp tập huấn và 2 tập huấn TOT cho các cán bộ cơ quan liên quan sử dụng bộ tài liệu của Plan; 13 lớp tập huấn cho 400 cán bộ nhân viên GTVT về bình đẳng giới và bạo lực giới đối với em gái ở nơi công cộng. Đồng thời, tập huấn cho 650 giáo viên của 26 trường THCS và THPT về bình đẳng giới và bạo lực giới.
▪︎ Tổ chức 27 sự kiện truyền thông do các em gái thực hiện; 26 sự kiện truyền thông hướng đến hơn 60,000 phụ huynh/nguời chăm sóc; 06 buổi truyền thông hướng tới 1000 nhân viên xe buýt tại Hà Nội.
▪︎ Tổ chức 06 buổi tham vấn với thanh thiếu niên về các chương trình và chính sách liên quan.