MSD VIETNAM TÌM KIẾM 02 TẬP HUẤN VIÊN CHO KHOÁ TẬP HUẤN VỀ QUYỀN TRẺ EM, LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC & TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC XÂM HẠI TRẺ EM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
I. Giới thiệu
Hợp phần “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” được Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) triển khai từ tháng 1/2023 thuộc khuôn khổ Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ em khuyết tật” (AVAC) do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ triển khai giai đoạn từ tháng 9/2022 – đến 12/2024.
Mục tiêu của Dự án nhằm cung cấp các biện pháp can thiệp cần thiết để thúc đẩy thực hiện quyền cho trẻ em, bao gồm trẻ em khuyết tật, thuộc các bản dạng giới khác nhau, để trẻ được tham gia vào quá trình ra quyết định và được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực.
Một trong những kết quả đầu ra của Dự án là “Các tổ chức xã hội và mạng lưới, bao gồm mạng lưới người khuyết tật tại ba Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, có đầy đủ năng lực để nâng cao tiếng nói và mối quan tâm về vấn đề loại bỏ các hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần và quấy rối trên mạng”.
Từ năm 2016 – 2021,Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã tổ chức các khóa tập huấn về các chủ đề quản trị Quyền trẻ em và Quyền trẻ em (QTE) và nhận được những kết quả rất tích cực từ các tổ chức xã hội. Bộ sổ tay “Quản trị QTE” gồm 4 quyển được xuất bản năm 2008 và tái bản có hiệu đính năm 2016-2019 đã được sử dụng tích cực trong các khóa tập huấn này. Với mong muốn phát triển bộ sổ tay này thành một tài liệu hữu ích cho các tổ chức xã hội Việt Nam và các tập huấn viên về vận động chính sách để đẩy mạnh công tác thúc đẩy việc thực hiện QTE ởViệt Nam.
Nhằm tiếp nối thành công của các khóa tập huấn trước đây và thực hiện mục tiêu dự án trong giai đoạn mới này, MSD tiếp tục tổ chức 02 khoá tập huấn về “Quyền trẻ em, lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới” vào tháng 3/202 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đang tìm kiếm tư vấn thực hiện 02 khoá tập huấn nằm trong chuỗi 08 khoá tập huấn (2023-2024) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về QTE cho các đối tác và các tổ chức xã hội Việt Nam đang hoạt động về lĩnh vực bảo vệ trẻ em(trong đó có trẻ em khuyết tật), quyền trẻ em nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội về kiến thức và công cụ để thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa và an toàn của trẻ em.
II. Mục tiêu, kết quả mong đợi của tập huấn
1. Mục tiêu: Nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội về Quyền trẻ em và cách lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới.
2. Kết quả mong đợi:
– 02 khoá tập huấn (02 ngày) về “Quyền trẻ em, lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới” được thực hiện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 60 người tham dự (mỗi khoá 30 người).
– Sau 02 ngày tập huấn, ít nhất 80% học viên tham dự viên có thể:
+ Cập nhật chính sách pháp luật trong nước và Công ước quốc tế về QTE;
+ Mô tả được khái niệm cơ bản về phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em;
+ Nắm được cách lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới;
+ Áp dụng được những kiến thức về lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới vào công việc hiện tại của cá nhân và tổ chức;
+ Nêu được các nguồn thông tin tham khảo và công cụ hỗ trợ vào chương trình, kế hoạch hiện tại về phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới mà cá nhân đang đảm nhận tại tổ chức;
+ Phát triển các ý tưởng thúc đẩy hoạt động và kết nối của mạng lưới Quản trị QTE khu vực miền Bắc và miền Nam.
III. Thời gian, địa điểm tập huấn
– Tổng thời gian khoá tập huấn:
• Hà Nội: Ngày 15-16 tháng 3 năm 2023 hoặc Ngày 20-21 tháng 3 năm 2023 (Tập huấn viên đề xuất lịch phù hợp theo lịch đề xuất dự kiến này)
• TP. Hồ Chí Minh: Ngày 23-24 tháng 3 năm 2023
– Địa điểm: Khách sạn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (BTC sẽ cập nhật địa chỉ cụ thể trước thời gian tập huấn 01 tuần).
Trong đó, bao gồm:
– Thời gian tập huấn về Quyền trẻ em tham gia và trừng phạt TCTTTE:
• Hà Nội: Ngày 15 hoặc ngày 20 tháng 3 năm 2023 (Tập huấn viên xác nhận lịch phù hợp theo lịch đề xuất dự kiến này)
• TP. Hồ Chí Minh: Ngày 23 tháng 3 năm 2023
– Thời gian tập huấn về lập kế hoạch giáo dục và truyền thông:
• Hà Nội: Ngày 16 hoặc ngày 21 tháng 3 năm 2023 (Tập huấn viên xác nhận lịch phù hợp theo lịch đề xuất dự kiến này)
• TP. Hồ Chí Minh: Ngày 24 tháng 3 năm 2023
IV. Nội dung, phương pháp tập huấn
1. Nội dung tập huấn:
A, Ngày 1 (Quyền Trẻ em, phòng chống trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em):
– Nhắc lại các nội dung về QTE; các yếu tố cơ bản của xây dựng chương trình trên cơ sở QTE;
– Cập nhật hệ thống chính sách pháp luật về QTE nói chung, Quyền của trẻ em khuyết tật nói riêng theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam;
– Khái niệm và các hành vi “trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em“, nguyên nhân và hậu quả, tác hại của việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thể chất, tinh thần đối với trẻ em; các quy định về trừng phạt thể chất, tinh thần; các giải pháp chấm dứt trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em.
B, Ngày 2 (Lập KH giáo dục và truyền thông):
– Cách lập và thực hành lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới và lồng ghép nội dung về phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới mà cá nhân đang đảm nhận tại tổ chức;
– Phát triển các ý tưởng thúc đẩy hoạt động và kết nối của mạng lưới Quản trị QTE khu vực miền Bắc và miền Nam.
2. Phương pháp tập huấn:
– Phương pháp tập huấn chủ yếu được sử dụng là phương pháp có sự tham gia, lấy học viên là trung tâm, kết hợp đa dạng các kỹ thuật tập huấn như: thảo luận nhóm, thuyết trình, động não, lấy ý kiến nhanh, trò chơi,…
3. Thành phần tham dự tập huấn:
– Cán bộ xã hội, nhân viên của các tổ chức xã hội làm việc trong lĩnh vực bảo vệ QTE, quản trị QTE bao gồm trẻ khuyết tật;
– Đã có kiến thức cơ bản về QTE nói chung, Quyền của trẻ em khuyết tật nói riêng, các nguyên tắc thực thi QTE;
– Số lượng: 30 người (bao gồm 5 đại biểu ngoại tỉnh phía Bắc và phía Nam mỗi khóa).
V. Yêu cầu đối với giảng viên tập huấn:
1. Tiêu chí lựa chọn giảng viên/tập huấn viên:
– Có trình độ từ đại học trở lên (trình độ thạc sỹ trở lên sẽ là điểm cộng), ưu tiên những người có chuyên môn về công tác xã hội, quyền con người, trẻ em và gia đình;
– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em;
– Am hiểu về quyền trẻ em;
– Am hiểu về vấn đề trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em, đặc biệt là lập kế hoạch/ chương
trình giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em;
– Thông thạo phương pháp tập huấn cùng tham gia.
2. Nhiệm vụ của tư vấn:
– Trao đổi với nhóm dự án MSD và SC trước và trong quá trình tổ chức tập huấn để thống nhất chương trình, phương pháp và tài liệu tập huấn;
– Nghiên cứu và tuân thủ các chính sách, quy định của SC trước khi thực hiện tập huấn như khung chính sách an toàn, quy định về truyền thông v.v
– Nghiên cứu tài liệu dự án để nắm được bối cảnh, thiết kế dự án;
– Xây dựng chương trình tập huấn;
– Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật của SCI để biên soạn tài liệu tập huấn (bản trình chiếu và tài liệu phát tay cho học viên tham dự);
– Trực tiếp giảng dạy tại tập huấn;
– Chuẩn bị công cụ và thực hiện đánh giá trước và sau tập huấn (phiếu lượng giá đầu và cuối tập huấn) để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức và thực hành kỹ năng của học viên, đồng thời đánh giá mức độ đạt được mục tiêu mong đợi của tập huấn;
– Tiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức trong quá trình xây dựng và lập chương trình, kế hoạch liên quan sau khi kết thúc tập huấn (nếu có yêu cầu);
– Tổng hợp thông tin, viết báo cáo tập huấn (theo mẫu của Dự án) và gửi cho MSD trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tập huấn.
3. Số ngày tư vấn:
VI. Phí tư vấn và hình thức thanh toán:
– Phí tư vấn: theo thoả thuận.
– Việc thanh toán sẽ được thực hiện một lần bằng phương thức chuyển khoản sau khi công việc được hoàn thành và được MSD nghiệm thu.
VII. Liên hệ:
– Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ email: pro.officer@msdvietnam.com trước ngày 12/3/2023.
– Hồ sơ gồm: Sơ yếu lý lịch (CV), đề xuất chương trình tập huấn chi tiết và đề xuất cụ thể mức phí tư vấn (bao gồm phí tư vấn, phí máy bay, khách sạn, chi phí hậu cần khác)