Dự án Giải pháp Tương lai Shinhan
Giải pháp Tương lai Shinhan (Shinhan S² Bridge) là một nền tảng tăng trưởng tại Hàn Quốc, dành cho tất cả những người chơi trong hệ sinh thái khởi nghiệp, bao gồm các công ty khởi nghiệp trong tất cả các giai đoạn tăng trưởng, mô hình tăng tốc khởi nghiệp, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách.
Nó là cầu nối giữa Tập đoàn Tài chính Shinhan và các công ty khởi nghiệp để xây dựng hệ sinh thái cho tăng trưởng sáng tạo, để mở rộng toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của các công ty khởi nghiệp.
Chuỗi trung tâm toàn quốc của nền tảng này nuôi dưỡng các sáng kiến khởi nghiệp địa phương và kết nối các khu vực với mạng lưới rộng khắp thế giới.
Nền tảng hoạt động 5 chương trình lần lượt tại Seoul, Incheon, Jeju, Vietnam và đối với thanh niên. Đây là một chương trình dựa trên sự kết nối thành viên dành cho các công ty khởi nghiệp trong các giai đoạn phát triển khác nhau: Từ giai đoạn sơ khai của công ty đến vòng gọi vốn Series A cung cấp các dịch vụ một cửa và hỗ trợ để nuôi dưỡng các công ty thành những doanh nghiệp lớn mạnh
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong tại Đông Nam Á đi đầu trong việc thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thông qua việc huy động sự tham gia của thanh niên và cộng đồng. Dự án “Shinhan S2 Bridge – Vietnam” là một sáng kiến tạo tác động tổng hợp liên ngành và xuyên biên giới hướng tới xây dựng một cộng đồng bao trùm, bảo đảm cơ hội cho tất cả mọi người. Các giải pháp công nghệ sáng tạo từ các công ty khởi nghiệp sẽ giúp người dân có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực sẵn có và các cơ hội mới để có thể giải quyết các vấn đề xã hội địa phương. Trong năm 2021, Dự án tập trung hỗ trợ trẻ em khó khăn ở khu vực nông thôn, hỗ trợ việc làm cho thanh niên, và hỗ trợ ngời khiếm thị.
Dự án được xây dung và thực hiện bởi sự phối hợp và nỗ lực của các bên liên quan, bao gồm: Viện nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Viện nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp (REACH), Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD), Trung tâm Sao Mai, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, và các trường công lập khác, Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, Công ty Aimmo, Công ty Platfarm, Công ty Overflow, Công ty Overflow, Công ty LBS Tech, Công ty Tripath.
Dự án được Quỹ Hy vọng của Tập đoàn Tài chính Shinhan chủ trì đầu tư và được triển khai bởi tổ chức United Way Worldwide. Đối tác điều phối tại Việt Nam là Viện nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)/ United Way Việt Nam.
Các sáng kiến
Đào tạo nghề và việc làm chất lượng cho thanh niên
Cùng với sự dịch chuyển hướng tới xây dung nền kinh tế giá trị cao hơn, Việt Nam cũng đối mặt với thách thức trong việc trang bị cho thanh niên những kỹ năng thiết yếu để có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc trong thời đại công nghiệp 4.0. Các yếu tố liên quan giới, dân tộc, vị trí địa lý, thu nhập và vùng miền có ảnh hưởng lớn tới những khoảng trống trong vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên. Sáng kiến này sẽ cung cấp các khoá đào tạo nghề theo định hướng thị trường.
Mục tiêu
Hơn 250 thanh niên ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội tham gia các khoá đào tạo nghề chất lượng và hơn 100 học viên sẽ được tuyển dụng ngay sau khi kết thúc khoá đào tạo, ví dụ như: nhân viên dán nhãn dữ liệu và nhân viên thiết kế biểu tượng (emoji designer).
Mô hình
Các Tổ chức xã hội (CSOs) sẽ tổ chức các khóa đào tạo nghề cho thanh niên, phụ nữ, và người khuyết tật tiếp cận. Doanh nghiệp sẽ đảm bảo về công việc liên quan đến dán nhãn dữ liệu và thiết kế
Cộng đồng thông minh không rào cản cho người khiếm thị
Ở Việt Nam có tới 3 triệu người khiếm thị và chỉ có 20% trong số họ có được công việc nhưng hầu hết với thu nhập thấp và không ổn định. Nhìn chung, người khiếm thị vẫn chủ yếu ở nhà và rất hạn chế tham gia và tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội.
Mục tiêu
200 người khiếm thị có cơ hội tiếp cận các sáng kiến công nghệ hoặc công cụ giúp cải thiện việc học tập và tham gia các hoạt động kinh tế/xã hội dễ dàng hơn để phát huy tối đa tiềm năng của họ.
Mô hình
A. 100 người khiếm thị được mời trải nghiệm sáng kiến công nghệ thông minh được lắp đặt tại các quán cà phê và nhà hàng tại quận 10 Tp. Hồ Chí Minh, nhằm giúp người khuyết tật dễ dàng thực hiện hoạt động tiêu dùng tại đây.
B. 100 người khiếm thị sẽ được tiếp cận các sáng kiến công nghệ và công cụ giúp cải thiện hiệu quả học tập của họ tại trường học.
Trường học với sáng kiến công nghệ cho học sinh tại các khu vực nông thôn
Ở Việt Nam, tại các khu vực nông thôn, các gia đình và trẻ em thường dễ bị lâm cảnh đói nghèo hơn vì sự thiêu hụt nguồn nhân lực, nguồn vốn và mạng lưới hỗ trợ. Thúc đẩy sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thông qua việc nâng cao sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động học tập của con em mình là nhân tố quan trọng gia tăng hiệu quả học tập.
Mục tiêu
Xây dựng quan hệ đối tác với 100 trường học tại khu vực nông thôn để thiết kế cộng đồng trường học có khả năng kết nối hiệu quả giữa giáo viên, phụ huynh, và học sinh đảm bảo trẻ em tham gia học tập tốt hơn, và giúp các em nâng cao thể trạng sức khỏe và hiệu quả học tập.
Mô hình
Lựa chọn và cung cấp cho 100 trường học các thiết bị công nghệ cho phép kết nối thông tin định kì giữa gia đình và nhà trường, nâng cao công tác quản trị trường học và huy động các nguồn lực hỗ trợ trẻ em dựa trên đánh giá nhu cầu về nước sạch, dinh dưỡng, thiết bị và chương trình học
Xem thêm thông tin dự án tại: Vietnam Living Lab – Vietnam Living Lab (livinglabvietnam.org)