Tên dự án: Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật (AVAC)
Mã hoạt động: 2.1.1
Thời gian, địa điểm: Dự kiến 25-26/03/2024 tại TP.Hồ Chí Minh
Tổng số ngày: 1 khóa x 2 ngày/khóa
Đơn vị phụ trách thực hiện: Viện nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD)
Dòng ngân sách: 2.1.1
Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật (AVAC)” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) điều phối thực hiện từ tháng 01 năm 2023 đến hết tháng 12 năm 2024. Dự án do tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Hồng Kong tài trợ, thông qua tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam. Mục tiêudự án góp phần cùng Nhà nước và các bên liên quan ở tất cả các cấp thực hiện hiệu quả Quyền Trẻ em, đảm bảo Quyền Trẻ em được thực hiện đầy đủ như đã cam kết. Trong đó, mục tiêu trung hạn là trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật được hỗ trợ bởi các tổ chức xã hội và các bên liên quan để thực hiện quyền tham gia một cách có ý nghĩa và được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực.
Trong khuôn khổ của Dự án, năm 2023, để nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội làm về trẻ em, viện MSD đã tổ chức một số khoá tập huấn về “Quyền trẻ em, lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới” và “Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đối với trẻ em trong gia đình và nhà trường” cho các tổ chức trong mạng lưới Quản trị quyền trẻ em (CRG) miền Bắc và miền Nam để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ xã hội và nhân viên các tổ chức xã hội về giới, các hình thức bạo lực trên cơ sở giới cũng như các kỹ năng hỗ trợ trẻ phòng và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong gia đình và nhà trường, cũng như lập kế hoạch giáo dục và truyền thông phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em trong giai đoạn mới. Để củng cố và nâng cao hơn nữa năng lực cho nhân viên của các tổ chức xã hội đang làm việc trong lĩnh vực quản trị quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, viện MSD dự kiến tiếp tục tổ chức 01 Khoá tập huấn về “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” cho nhóm CRG miền Nam.
Trong thời đại số ngày nay, sử dụng internet đã trở thành hoạt động bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Trẻ em cũng trở thành những “công dân số” từ rất sớm, các em tiếp cận với mạng Internet vì nhiều mục đích khác nhau như học tập, giải trí, giao lưu kết bạn, v.v. . Tuy nhiên, khi tham gia tương tác trên môi trường mạng, nếu không được trang bị kiến thức, kỹ năng an toàn thì trẻ em dễ gặp phải những rủi ro khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm, sự an toàn và sức khoẻ của trẻ, như: bắt nạt trên mạng (cyberbullying), dụ dỗ qua mạng (grooming), lừa đảo qua mạng, tiếp cận với các thông tin sai lệch, thậm chí là bị tấn công, xâm hại tình dục qua môi trường mạng. Theo kết quả khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam (Young Voice) do MSD phối hợp với Save the Children thực hiện vào cuối năm 2019, có đến 96,9% trẻ em tại Việt Nam có sử dụng mạng Internet. Cứ 3 trẻ em thì có 2 trẻ có thiết bị kết nối Internet (điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng,…). Trẻ em sử dụng Internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành/ nghiên cứu (83,1%), xem phim/ca nhạc (71,5%), xem các chương trình giải trí/ đọc tin tức (70,9%), giao lưu, kết nối bạn bè (71,2%) và chơi trò chơi điện tử/ trực tuyến (58,7%). Cứ 5 trẻ em thì có 3 trẻ cảm thấy an toàn khi sử dụng Internet. 60% trẻ em tự học về kiến thức an toàn khi sử dụng Internet, 56% trẻ em được cha mẹ, người thân trong gia đình hướng dẫn và 53% trẻ em được thầy cô giáo dạy về an toàn Internet. (1)
Chính vì vậy, với vai trò là những tổ chức làm việc về trẻ em và đảm bảo quyền tham gia, bảo vệ an toàn cho trẻ em, MSD mong muốn các tổ chức xã hội phát huy chiến lược/chương trình liên quan đến trẻ em của tổ chức, trong đó chú trọng tới các yếu tố bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
2.1. Nội dung tập huấn (dựa trên tài liệu tập huấn của)
Các kiến thức chung về Internet
Kỹ năng và chiến lược xây dựng chương trình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng:
2.2. Thời gian, địa điểm tập huấn:
Tại TP. Hồ Chí Minh (dự kiến): Ngày 25-26/03/2024
2.3. Đối tượng tập huấn:
Khoá tập huấn tiếp cận dựa trên sự thay đổi từ cá nhân sẽ tác động, ảnh hưởng và mang đến sự thay đổi tích cực đến môi trường xung quanh. Do đó, khoá tập huấn được thiết kế với hai phần:
2.4. Phương pháp tập huấn:
Tập huấn sử dụng phương pháp cùng tham gia, lấy người học làm trung tâm, kết hợp đa dạng các kỹ thuật tập huấn như: thảo luận nhóm, chia sẻ ý kiến, hoạt động suy ngẫm, đóng vai, trò chơi, phân tích tình huống, bài tập cho cá nhân và cho nhóm, v.v…
2.5. Chương trình tập huấn: sẽ trao đổi và thống nhất sau với tư vấn.
Về các kiến thức chung liên quan đến Internet:
Về kỹ năng và chiến lược xây dựng chương trình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng:
4.2. Trách nhiệm của giảng viên/tập huấn viên:
4.3. Tiêu chí lựa chọn giảng viên/tập huấn viên:
4.4 Yêu cầu sản phẩm đầu ra
– 01 đề cương giảng dạy chi tiết và 01 chương trình tập huấn
– 01 khoá tập huấn về “Xây dựng chiến lược hoạt động tổ chức để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” được thực hiện tại TP.Hồ Chí Minh cho khoảng 30 người tham dự tập huấn được thực hiện với sự tham gia tích cực và hiệu quả của học viên
– Các phiếu đánh giá trước và sau khóa học (có thể linh hoạt về hình thức đánh giá nhưng cần lượng giá cụ thể về sự thay đổi của học viên)
– Các tài liệu tập huấn cho học viên. Các tài liệu có thể được in ấn và sử dụng trong dự án.
– 01 bản báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến khóa tập huấn và các khuyến nghị đi kèm.
Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ email: officer@msdvietnam.comtrước ngày 15/03/2024.
Hồ sơ gồm: CV, đề xuất chương trình bao gồm nội dung, phương pháp tập huấn chi tiết và đề xuất cụ thể mức phí tư vấn.
Mọi thông tin cần trao đổi xin liên lạc: Trần Lan Hương- Cán bộ Chương trình Trẻ em và Thanh niên MSD, SĐT: 0964208869, email: officer@msdvietnam.com.