Châu Phong là một thôn đặc biệt khó khăn của xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La với 115 hộ dân, 468 nhân khẩu (213 nữ), 97% là người DTTS (chủ yếu là người Mường chiếm 90%). Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, chiếm tới 40% (34 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo). Nguồn thu nhập của người dân chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng ngô, khoai, sắn,…
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong thôn được đầu tư xây dựng từ năm 2002, sau quá trình sử dụng công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng ở nhiều điểm gây thất thoát nước và không còn đủ cung cấp nước sinh hoạt cho 39 hộ với 121 nhân khẩu (52 phụ nữ và 48 trẻ em). Hiện 121 người đang phải dùng nước từ ống nhựa, ống tre để dẫn nước từ các khe suối, mó nước để sử dụng. Tuy nhiên, vào mùa khô, nguồn nước không đủ để cung cấp cho toàn thôn, dẫn tới từng trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Đặc biệt, nguồn nước này hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề do ảnh hưởng của các hộ sản xuất nông nghiệp phía đầu nguồn (nước bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, chất thải gia súc,…).
Việc phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo và có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đau mắt hột, ung thư,…… đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Chị Đinh Thị Huệ người dân của thôn chia sẻ: “Ở bên trên họ chăn nuôi và sản xuất nên thỉnh thoảng nước có mùi khó chịu lắm. Nguồn nước đó sử dụng lâu dài kiểu gì cũng gây hại cho sức khỏe của mình, nhất là khi bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật toàn chất hóa học thế thì dễ bị ung thư lắm. Biết là thế nhưng đây mọi người không còn nguồn nước nào khác nên vẫn phải sử dụng nguồn đó thôi.“
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của người dân thôn Châu Phong còn nhiều khó khăn, trong khi nguồn ngân sách của chính quyền địa phương giành cho việc duy tu bảo dưỡng công trình còn hạn chế nên vẫn chưa thể khắc phục được. Vấn đề thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước không đảm bảo đang trở nên vô cùng cấp thiết và chưa có lối thoát của 121 người dân nơi đây.
Trong khuôn khổ chương trình Đại sứ nước, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) xây dựng đề xuất dự án “Nước sạch về bản” nhằm giúp cho 39 hộ dân (121 nhân khẩu, 52 phụ nữ và 48 trẻ em) được tiếp cận với nguồn nước sạch ổn định và đầy đủ. Sau quá trình khảo sát, chúng tôi đưa ra phương án hỗ trợ sau: