TƯ VẤN TẬP HUẤN MOCK CRC CHO TRẺ EM
I. BỐI CẢNH:
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (gọi tắt là CRC) vào ngày 20/02/1990. Theo quy định tại Điều 44 Công ước, các quốc gia thành viên phải cam kết gửi báo cáo thực thi quyền trẻ em (QTE) cho Ủy ban CRC trong vòng 2 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực với quốc gia thành viên đó, và sau đó báo cáo định kỳ tiếp theo diễn ra 5 năm một lần. Ngoài báo cáo của quốc gia, Uỷ ban CRC còn sử dụng thông tin trong báo cáo về thực thi CRC của các tổ chức xã hội (TCXH) bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của trẻ em và báo cáo của các cơ quan Liên Hợp quốc, của trẻ em để đối chiếu với báo cáo thực thi CRC của quốc gia.
Báo cáo đầu tiên của Chính phủ Việt Nam về thực thi quyền trẻ em được Việt Nam gửi lên lên Uỷ ban CRC sau 2 năm kể từ khi phê chuẩn CRC theo đúng cam kết. Sau đó, Việt Nam gửi tới Ủy ban CRC báo cáo lần thứ hai (cho giai đoạn báo cáo từ 1993 – 1998) vào năm 2000, báo cáo lần thứ ba (cho giai đoạn báo cáo từ 2002 – 2007) vào năm 2009 và báo cáo lần thứ tư (cho giai đoạn 2008 – 2018) vào ngày 17/12/2018. Phiên bảo vệ báo cáo của Việt Nam tại Liên Hợp quốc đã diễn ra vào tháng 8/2020. Danh sách các vấn đề đã được Uỷ ban CRC gửi cho Chính phủ Việt Nam vào 17/11/2020. Theo lịch, phiên họp điều trần giữa Nhà nước Việt Nam và Uỷ ban CRC sẽ được tổ chức vào kỳ họp thứ 90 từ 16/5 – 03/6/2022. Các TCXH Việt Nam cũng đã gửi báo cáo cáo về thực thi CRC gửi cho Ủy ban CRC vào đầu năm 2020 và đang chuẩn bị thêm báo cáo bổ sung, dự kiến sẽ gửi tới Ủy ban CRC vào tháng 3 hoặc tháng 4/2022.
MOCK CRC là chương trình mô phỏng tiến trình làm việc giữa Ủy ban CRC và quốc gia thành viên của Công ước. Trong năm 2018, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã tổ chức 01 khóa MOCK CRC cho hơn 40 lượt tham dự viên là đại diện một số TCXH hoạt động trong lĩnh vực quản trị QTE ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó có 02 trẻ em (15 tuổi) tham gia. Khóa MOCK CRC diễn ra từ tháng 4 – 6/2018, trong đó có 2 đợt tập huấn tập trung (đợt 1: 20 -22/4 và đợt 2: 2-4/6), thời gian giữa hai đợt tập huấn là để các nhóm chuẩn bị dự thảo các báo cáo. Các tham dự viên đã được trang bị các kiến thức về quyền trẻ em, cơ chế bảo vệ quyền trẻ em quốc gia và quốc tế, kỹ thuật xác định vấn đề, viết báo cáo, đưa ra câu hỏi và khuyến nghị và tham gia một phiên họp giả định với Ủy ban CRC tại trụ sở Liên Hợp quốc tại Việt Nam. Sản phẩm của khóa MOCK CRC năm 2018 là 05 báo cáo do các nhóm chuẩn bị (nhóm trẻ em, CSOs, Chính phủ, UN, LGBT, CC Lemon), 01 kết luận quan sát của Ủy ban CRC và 01 video do nhóm trẻ em xây dựng về chủ đề “Bạo lực gia đình đối với trẻ em”. Các sản phẩm này đã được chia sẻ với SCI, VACR và các tổ chức thành viên của mạng lưới quản trị quyền trẻ em (CRWR) để tham khảo trong quá trình chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Báo cáo bổ sung CRC của các TCXH.
Trong năm 2021, MSD dự kiến tổ chức thêm 1 khóa MOCK CRC dành riêng cho đối tượng tham gia là trẻ em với những nội dung cụ thể như sau:
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÓA MOCK CRC 2021.
1. Mục đích, kết quả mong đợi:
a) Mục đích:
– Thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào việc giám sát thực thi Công ước CRC tại Việt Nam, tạo cơ hội cho trẻ em Việt Nam lên tiếng về những vấn đề liên quan tới thực thi QTE tại Việt Nam.
– Cung cấp cho các cơ quan nhà nước, các TCXH nguồn thông tin đầu vào (từ góc nhìn của trẻ em) để đánh giá về kết quả thực thi QTE tại Việt Nam.
– Thúc đẩy sự quan tâm và cam kết hành động của các cơ quan Nhà nước, các TCHX, cơ quan thông tin đại chúng, nhà trường, gia đình và bản thân trẻ em trong viêc nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền trẻ em
b) Kết quả mong đợi:
– 01 khóa MOCK CRC được tổ chức với sự tham gia của khoảng 40 trẻ em tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
– Trẻ em tham gia khóa MOCK CRC được trang bị kiến thức về QTE, cơ chế giám sát thực thi QTE; kỹ năng thu thập thông tin, xây dựng báo cáo, biện luận, tham vấn, đối thoại,…
– Khuyến nghị của trẻ em về tình hình thực thi QTE tại Việt Nam được tổng hợp và gửi tới các bên liên quan (Cục Trẻ em, Hội Bảo vệ QTE,…) để đưa vào các báo cáo UNCRC gửi Ủy ban CRC..
– Các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản trị QTE có thêm thông tin về những vấn đề mà trẻ em quan tâm; hiểu thêm về tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của trẻ em về việc tăng cường hiệu quả thực thi QTE tại Việt Nam.
– Thực hành tốt về thúc đẩy thực thi quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam được tài liệu hóa và chia sẻ rộng rãi với các bên liên quan.
2. Thời gian, địa điểm:
a) Thời gian: từ tháng 7 – tháng 8/2021.
b) Địa điểm: tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
3. Thành phần và số lượng tham dự:
a) Trẻ em: tối đa 20 trẻ/lớp x 2 lớp; trẻ em ở độ tuổi 15 – 18 tuổi.
b) Tư vấn tập huấn và hỗ trợ trẻ xây dựng khuyến nghị: 01 tư vấn.
3. Nội dung khóa MOCK:
3.1. Tập huấn cho trẻ em:
– Thời gian: 03 ngày/lớp, trong 2 tuần cuối tháng 7/2021.
– Địa điểm: tại Hà Nội (1 lớp) và tp. Hồ Chí Minh (1 lớp).
– Nội dung tập huấn:
▪︎ Quyền trẻ em và các cơ chế bảo vệ quyền trẻ em cấp quốc gia và quốc tế;
▪︎ Xác định và phân tích các vấn đề về thực thi quyền trẻ em tại Việt Nam để chuẩn bị khuyến nghị, thông điệp gửi tới các bên liên quan;
▪︎ Hướng dẫn cách thức thu thập và tổng hợp thông tin, nêu quan điểm và xây dựng khuyến nghị mang tính hành động;
▪︎ Giới thiệu tiến trình phiên họp giả định và phân công các nhóm sắm vai các tiến trình MOCK CRC.
▪︎ Hướng dẫn kỹ năng trình bày, đặt câu hỏi, tranh luận, phản biện, đối thoại mang tính xây dựng.
– Phương pháp tập huấn: sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia, lấy học viên làm trung tâm, kết hợp đa dạng các kỹ thuật tập huấn như: động não, lấy ý kiến nhanh, thảo luận nhóm, thuyết trình, trò chơi, sắm vai…
3.2. Hỗ trợ trẻ chuẩn bị khuyến nghị:
– Thời gian: 3 tuần đầu tháng 8/2021.
– Nội dung:
▪︎ Trẻ em thu thập thông tin, xây dựng các khuyến nghị theo hướng dẫn của các tư vấn và kế hoạch đã thống nhất.
▪︎ Góp ý, chỉnh sửa, hoàn thiện các khuyến nghị.
– Phương pháp: Tư vấn hướng dẫn và hỗ trợ trẻ bằng hình thức online và gặp mặt trực tiếp (ưu tiên sử dụng hình thức hỗ trợ online)
– Lưu ý: Tư vấn, MSD và nhóm trẻ thống nhất với nhau về cách thức trao đổi, và đảm bảo các nguyên tắc bảo vệ trẻ em. Tư vấn không làm việc 1-1 với trẻ dưới mọi hình thức.
3.3. Tổ chức phiên họp giả định:
– Thời gian: 02 ngày trong tuần thứ tư tháng 8/2021, bao gồm 01 ngày chuẩn bị bổ sung, ½ ngày họp giả định và ½ ngày tổng hợp thông điệp.
– Nội dung:
▪︎ Chuẩn bị cho phiên họp giả định.
▪︎ Trẻ em tham dự phiên họp giả định theo hình thức sắm vai.
▪︎ Báo cáo do trẻ em chuẩn bị được trình bày tại phiên họp giả định.
▪︎ Tổng hợp thông điệp báo cáo để gứi tới các bên liên quan (Cục Trẻ em, Hội Bảo vệ QTE,…)
– Phương pháp:
▪︎ Tổ chức 1 phiên họp giả định tại tại Hà Nội, có thể kết nối cầu truyền hình với nhóm trẻ em ở khu vực miền Nam
▪︎ Tổng hợp khuyến nghị của trẻ em và gửi danh sách khuyến nghị tới các bên liên quan.
4. Yêu cầu đối với tư vấn:
– Am hiểu về quyền trẻ em và các cơ chế bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia;
– Có kiến thức chuyên sâu về quyền trẻ em, quyền con người;
– Có bằng thạc sỹ và 6 -10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực trẻ em;
– Có kinh nghiệm tập huấn theo phương pháp cùng tham gia về các chủ đề liên quan đến: quyền trẻ em, kỹ năng tham gia của trẻ em; Đã từng có kinh nghiệm tổ chức MOCK cho trẻ em là một lợi thế
– Có kỹ năng tiếp xúc, làm việc với trẻ em;
– Có thái độ thân thiện, vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với trẻ em.
– Am hiểu và tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc làm việc với trẻ em.
–
5. Trách nhiệm của tư vấn và dự kiến số ngày làm việc của tư vấn:
6. Phí tư vấn và hình thức thanh toán:
– Phí tư vấn: theo thoả thuận.
– Việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng phương thức chuyển khoản theo 2 đợt:
+ Đợt 1: sau khi hoàn thành 2 khóa tập huấn cho trẻ em.
+ Đợt 2: sau khi phiên họp giả định được tổ chức, khuyến nghị của trẻ em được hoàn thành và được MSD nghiệm thu.
7. Liên hệ:
– Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ email: vf.manager@msdvietnam.org trước ngày 05/7/2021.
– Hồ sơ gồm: CV, đề xuất chương trình tập huấn chi tiết và đề xuất cụ thể mức phí tư vấn (tính theo ngày).