ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
TUYỂN TƯ VẤN HỖ TRỢ TỔ CHỨC HỘI THẢO VỀ SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM
Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (QTE) thừa nhận các quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm về những vấn đề có liên quan tới các em và quyền được mọi người lắng nghe những quan điểm này. Các quyền này nếu được thực hiện đầy đủ sẽ tạo cơ hội cho trẻ em được thực hiện quyền chính trị, xã hội của mình, trong mối tương quan với các quyền dân sự, văn hóa, kinh tế.
Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam dành hẳn một chương (Chương V – “Trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em”, từ Điều 74 đến Điều 78) quy định về: phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em; bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình; bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; bảo đảm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
Để cụ thể hóa các quy định của Luật Trẻ em, Chương VI Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em đã quy định chi tiết trách nhiệm của: các cơ quan bộ, ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các cấp; Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; nhà trường, cơ sở giáo dục; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội; cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng; gia đình trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
Từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) phối hợp cùng Tổ chức cứu trợ trẻ em (SC) tiến hành khảo sát “Tiếng nói trẻ em Việt Nam” tại 7 tỉnh/ thành phố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên – Huế, Đắk Lắk, Lào Cai, Tiền Giang, Hải Phòng) với sự tham gia của 1.692 trẻ em từ 11 đến 16 tuổi. Báo cáo khảo sát đã được hoàn thành và công bố vào tháng 6 năm 2020 và được sử dụng làm cơ sở tham chiếu, đóng góp cho các bên trong việc xây dựng các chương trình, chính sách về trẻ em. Tiếp nối thành công của Báo cáo, từ ngày 22/3 đến ngày 23/4/2021, MSD phối hợp với Cục Trẻ em – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và SC tổ chức chuỗi hội thảo chia sẻ báo cáo khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam tại 7 tỉnh/thành phố để chia sẻ, công bố các kết quả của Báo cáo Tiếng nói Trẻ em Việt Nam, đồng thời lắng nghe, tiếp nhận ý kiến phản hồi của trẻ em và các bên liên quan nhằm thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong các vấn đề liên quan đến thực thi quyền trẻ em tại gia đình, nhà trường. Tại các hội thảo, kết quả báo cáo khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam đã được chia sẻ với các đại biểu và trẻ em dự hội thảo. 45 ý kiến của các em về các phát hiện của báo cáo và về những vấn đề liên quan tới việc thực thi các quyền của trẻ em được ghi nhận và gửi tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan. Kết quả khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam cũng đã được đưa vào Báo cáo quốc gia năm 2020 về tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, phần đánh giá về Chỉ tiêu 16.2.1: Tỷ lệ người dưới 18 tuổi đã từng bị người chăm sóc, nuôi dưỡng xử phạt về thể chất hoặc bị xử phạt về tinh thần trong tháng qua.
Để có thêm thông tin, bằng chứng phục vụ cho việc vận động chính sách và góp phần thúc đẩy việc thực thi hiệu quả quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam, MSD và SC dự kiến phối hợp với Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương binh và xã hội và các tổ chức thành viên Mạng lưới Quản trị quyền trẻ em (CRG), Nhóm công tác về quyền trẻ em (CRWG) tổ chức 01 hội thảo về “Sự tham gia của trẻ em” vào cuối tháng 10/2021. Thông tin chung về hội thảo tại Phụ lục 1.
Điều khoản tham chiếu này được xây dựng để tuyển 01 tư vấn có năng lực để hỗ trợ kỹ thuật cho việc thiết kế nội dung, tổ chức hội thảo và tài liệu hóa kết quả hội thảo.
3. Kết quả đầu ra mong đợi và thời gian làm việc:
III. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TƯ VẤN
+ Thư bày tỏ nguyện vọng.
+ CV của tư vấn.
+ Đề xuất sơ bộ khung thu thập thông tin cho hội thảo.
+ Đề xuất số ngày làm việc và mức phí tính theo ngày.
+ 01 – 02 báo cáo mà tư vấn đã xây dựng/tham gia xây dựng liên quan đến các chủ đề về sự tham gia trẻ em.